SIÊU ÂM TRỊ LIỆU

Chào Mừng Quý Khách Đã Ghé Thăm Website Của Chúng Tôi - mọi Chi Tiết Vui Lòng Liên Hệ Qua Hotline : 0975.858.701 (mr.hưng)

Hotline: 0975858701

Levukaly9112@gmail.com

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi

HOTLINE:

0975858701
Đặt lịch hẹn
SIÊU ÂM TRỊ LIỆU
Ngày đăng: 19/06/2022 09:26 AM

    Sóng siêu âm có tác dụng giảm đau do tác động trực tiếp lên cảm thụ thần kinh, giatm viêm, giãn cơ co thắt, tăng tuần hoàn và dinh dưỡng do tăng nhiệt độ, tính thấm của huyết mạch giúp đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương, làm mềm mô sẹo.

    Siêu âm trị liệu là ứng dụng một tác nhân vật lý sóng âm thanh trong trị liệu, là phương pháp kích thích các mô bên dưới bề mặt da bằng sóng âm thanh tần số rất cao, trong khoảng 800.000 Hz tới 2.000.000 Hz, dải tần số mà con người không thể nghe thấy phát ra âm thanh, siêu âm trị liệu tác động sâu vào cơ thể, kích thích tế bào và các mô để giảm đau, giãn cơ, thư giãn thần kinh….

     Ứng dụng của siêu âm trong điều trị: Trong Vật lý trị liệu, siêu âm được sử dụng trong điều trị có công suất từ 0,1 – 3W/cm2. Khi tác động lên tổ chức, chúng gây ra ba hiệu ứng: hiệu ứng cơ học, hiệu ứng hóa học và hiệu ứng nhiệt. Từ các hiệu ứng cơ bản trên, siêu âm có các tác dụng sau:
    – Tăng tuần hoàn máu cục bộ do tăng nhiệt độ, tăng tính thấm của mạch máu và tổ chức.
    – Giãn cơ do kích thích trực tiếp của siêu âm lên các cảm thụ thần kinh.
    – Tăng tính thấm của màng tế bào, tăng tính khuếch tán và thẩm thấu qua màng do tăng giao động của các phần tử và biến đổi áp suất luân phiên giữa các vùng tổ chức. Do đó siêu âm có tác dụng làm tăng hấp thu dịch nề, tăng trao đổi chất, tăng dinh dưỡng và tái sinh tổ chức.
    – Giảm đau do tác dụng trực tiếp lên cảm thụ thần kinh.

     Chỉ định và chống chỉ địnhsiêu âm trị liệu:
     – Chỉ định
        + Chỉ định trong các bệnh co thắt cơ do thần kinh:
        + Co thắt phế quản: hen phế quản, viêm phế quản co thắt.
        + Co thắt các mạch máu ngoại vi: hội chứng Reynaud.
        + Co thắt cơ do đau, lạnh.
        + Đau do phản xạ thần kinh, viêm dây thần kinh.
        +Các bệnh có nguyên nhân giảm dinh dưỡng chuyển hóa:
        + Các chấn thương sau 3 ngày, các vùng sẹo xấu kém nuôi dưỡng.
        + Các vùng sưng nề do chấn thương giai đoạn hấp thu dịch nề, do các ổ viêm cũ.
        + Làm mềm sẹo
        + Siêu âm dẫn thuốc: Dưới tác dụng của siêu âm làm tăng tính thấm và khuếch tán của các ion qua các màng bán thấm. Người ta pha các thuốc vào chất tiếp xúc giữa đầu phát siêu âm và da rồi dùng siêu âm để đưa thuốc vào tại chỗ. Các ion thuốc được đẩy vào và tích lũy lại ở biểu bì và khuếch tán dần vào cơ thể giống như làm điện di ion thuốc bằng dòng điện một chiều. Các thuốc thường dùng là mỡ hydrocortisol, mỡ nọc rắn, mỡ profenid, mỡ kháng sinh…

        + Siêu âm tạo khí dung trong điều trị các bệnh mũi, họng, đường hô hấp.
     – Chống chỉ định
        + Các vùng không được điều trị bằng siêu âm: não, tủy sống, cơ quan sinh dục, thai nhi.
        + Vùng điều trị có mang các vật kim loại hoặc vật rắn (đinh, nẹp vít…).
        + Các khối u (cả u lành và u ác tính).
        + Giãn tĩnh mạch và viêm tắc động mạch, viêm tắc tĩnh mạch.
        + Các vùng đang chảy máu và có nguy cơ chảy máu như dạ con thời kỳ kinh nguyệt, chảy máu dạ dày, các vết thương mới, các chấn thương có tụ máu…
        + Các ổ viêm nhiễm khuẩn vì có thể làm vi khuẩn lan rộng.
        + Giãn phế quản: không điều trị vào vùng liên sống – bả.
        + Các chấn thương mới trong 3 ngày đầu.
        + Những điểm lưu ý trong kỹ thuật điều trị bằng siêu âm

     Các phương pháp điều trị bằng siêu âm


    – Siêu âm tiếp xúc trực tiếp với da: Đặt đầu phát siêu âm tiếp xúc trực tiếp với da. Không khí có hệ số hấp thu siêu âm rất lớn nên chỉ cần một lớp không khí mỏng ngăn cách giữa đầu phát siêu âm với da cũng hấp thu gần hoàn toàn siêu âm. Vì vậy, giữa đầu phát siêu âm và da cần có một môi trường trung gian dẫn truyền siêu âm. Người ta thường dùng một chất gel, dầu, vaselin… làm chất trung gian giữa đầu phát siêu âm và da để triệt tiêu lớp không khí giữa đầu phát và da. Kỹ thuật tiếp xúc trực tiếp đơn giản, dễ làm, thường được dùng ở những vùng bề mặt da tương đối phẳng, dễ tiếp xúc.
    – Siêu âm qua nước: Nước là một môi trường dẫn truyền âm tốt, người ta thường dùng thùng, chậu hay bể đựng nước sạch có nhiệt độ thích hợp, bộ phận điều trị và đầu phát siêu âm đều phải ngập trong nước. Đầu phát siêu âm để vuông góc với mặt da vùng điều trị, cách mặt da khoảng 1 – 5cm. Siêu âm qua nước có ưu điểm là tận dụng được năng lượng siêu âm, nhưng kỹ thuật phức tạp hơn nên thường chỉ sử dụng cho những vùng điều trị không bằng phẳng mà sử dụng kỹ thuật tiếp xúc trực tiếp khó khăn như các ngón tay, ngón chân, khớp cổ tay, cổ chân.
    – Siêu âm dẫn thuốc: Dưới tác dụng của siêu âm tạo nên các vùng có áp suất thay đổi tuần hoàn trong tổ chức, do đó làm tăng tính thấm và tính khuếch tán của các chất qua các màng sinh học. Vì vậy người ta pha các thuốc vào mỡ hoặc dầu làm môi trường trung gian giữa đầu phát và da. Dưới tác dụng của siêu âm, thuốc được “đẩy” vào da tại vùng điều trị. Các thuốc thường dùng là mỡ hydrocortisol, mỡ kháng sinh, mỡ profenid, salicylat…
     Kỹ thuật thao tác
    – Cố định đầu phát siêu âm
     Đầu phát siêu cố định tại vùng điều trị. Kỹ thuật này thường dùng cho những vùng điều trị nhỏ. Chỉ dùng liều siêu âm thấp < 0,3W/cm2 với chế độ siêu âm liên tục và dùng liều 1W/cm2 với chế độ siêu âm xung. Với siêu âm trong nước, người ta sử dụng kỹ thuật cố định đầu phát.
     Kỹ thuật siêu âm cố định dễ gây quá liều và tổn thương màng xương, sụn khớp nhất là khi dùng chế độ liều cao liên tục.
    – Di động đầu phát siêu âm
     Đầu phát siêu âm điều trị không cố định mà di chuyển theo vòng xoáy hoặc theo chiều dọc hoặc ngang trên vùng da điều trị. Tốc độ di chuyển chậm và đầu phát phải luôn tiếp xúc với bề mặt da.
     Với kỹ thuật di động đầu phát siêu âm, có thể dùng cường độ siêu âm trung bình 1W/cm2 với chế độ liên tục và 1 – 2W/cm2 với chế độ xung. Có thể điều trị cho vùng rộng hơn nhưng cần tính toán thời gian điều trị cho phù hợp, diện tích điều trị càng rộng thì thời gian cần phải dài hơn.

     

     Chế độ siêu âm và liều điều trị


    – Chế độ siêu âm liên tục: Siêu âm được phát liên tục với cường độ không đổi trong suốt thời gian điều trị. Chế độ siêu âm liên tục gây hiệu ứng nhiệt độ cao nên người ta thường phải dùng cường độ siêu âm thấp, điều này hạn chế tác dụng của hiệu ứng cơ học và hóa học.
    – Chế độ siêu âm xung: Siêu âm không phát liên tục mà phát ngắt quãng trong thời gian điều trị. Vì vậy, năng lượng trung bình của siêu âm theo thời gian thấp. Ví dụ: xung 1 : 5 (1giây có siêu âm, 5giây không có siêu âm) thì liều trung bình chỉ bằng 20% chế độ liên tục. Xung 1 : 10 thì liều trung bình chỉ bằng 10% chế độ liên tục. Với chế độ siêu âm xung thì cường độ siêu âm có thể cao nhưng liều trung bình lại thấp nên tăng nhiệt độ ít và phát huy được tác dụng của hiệu ứng cơ học và hóa học. Chế độ siêu âm xung được sử dụng rộng rãi trong điều trị hiện nay.
    – Liều điều trị siêu âm: Cường độ siêu âm là năng lượng siêu âm truyền qua một đơn vị diện tích môi trường (W/cm2), còn công suất siêu âm là tích của cường độ siêu âm với vùng bức xạ có hiệu lực điều trị (W). Ví dụ dùng đầu phát có diện tích tính bằng 1cm2 với cường độ 1W/cm2 thì công suất là 1cm2 x 1W/cm2 = 1W. Nếu dùng đầu phát có diện tích 5cm2 với cường độ 1W/cm2 thì công xuất là 5cm2 x 1W/cm2 = 5W. Liều điều trị siêu âm cần được điều chỉnh dựa vào các yếu tố:

    Mọi chi tiết vui lòng liên hệ :

    Địa chỉ: Số 5, Đường Liên Ấp 2-6, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh , Tphcm

    Email: Levukaly91112@gmail.com

    Hotline: 0975.858.701 (Mr.Hưng)

    Website: Vatlytrilieunhanhung.com - Yhoccotruyennhanhung.com

     

    0
    Zalo
    facebook