VẬT LÝ TRỊ LIỆU BỆNH NHI KHOA

Chào Mừng Quý Khách Đã Ghé Thăm Website Của Chúng Tôi - mọi Chi Tiết Vui Lòng Liên Hệ Qua Hotline : 0975.858.701 (mr.hưng)

Hotline: 0975858701

Levukaly9112@gmail.com

Liên hệ

Liên hệ với chúng tôi

HOTLINE:

0975858701
Đặt lịch hẹn
VẬT LÝ TRỊ LIỆU BỆNH NHI KHOA
Ngày đăng: 22/06/2022 04:48 PM

    VẬT LÝ TRỊ LIỆU  BỆNH NHI KHOA

    Hiện nay trên thế giới có hơn 4000 dị tật bẩm sinh được biết đến. Tỷ lệ dị tật bẩm sinh dao động từ 1,5 đến 2%, thay đổi theo từng quốc gia, từng hoàn cảnh xã hội và từng cách điều tra. Nhiều dị tật bẩm sinh không phát hiện kịp thời gây tử vong nhanh chóng hoặc để lại ảnh hưởng nặng nề về chức năng sinh lý sau này của trẻ.

     Các dị tật được phân loại dựa vào cấu trúc hoặc chức năng cũng như sự phát triển thể chất.

    -Dị tật cấu trúc xảy ra khi một phần có thể cụ thể nào đó bị thiếu hoặc có hình dạng kỳ dị.

    -Những trường hợp dị tật bẩm sinh liên quan đến chức năng hay sự phát triển của cơ thể khiến cho một phần hoặc toàn bộ hệ thống của cơ thể không làm việc bình thường.  

    Các dị tật bẩm sinh về vận động thường có thể điều trị theo hai hướng: điều trị bảo tồn (nắn chỉnh, vật lý trị liệu) hoặc can thiệp bằng phẫu thuật. Với một số dị tật đặc trưng như bàn chân khoèo bẩm sinh, chân vòng kiềng, cong vẹo xương, bàn chân bẹt, đầu gối quật ngược, vẹo cổ, trật khớp háng và một số biến dạng khung xương khác, điều trị bảo tồn được xem là phương pháp tối ưu. Tuy nhiên, điều trị bảo tồn chỉ có thể áp dụng trong một đến vài năm đầu đời hoặc trong giai đoạn sơ sinh, khi cơ thể trẻ còn mềm dẻo và đáp ứng tốt với các kỹ thuật nắn chỉnh, phục hồi..

    Việc điều trị dị tật bẩm sinh bằng phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng đã trở nên phổ biến tại các viện nhi hay viện sản hiện nay

    Trong đó có những dị tật bẩm sinh cần được phát hiện và can thiệp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng sớm như :

    1)  Trẻ bại não: khi bị mắc bệnh này, các bộ phận điều khiển chuyển động cơ thể của não bị hỏng. Bệnh có thể xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh hoặc trong 2 năm đầu tiên của trẻ. Trong một số trường hợp, bệnh không thể được phát hiện ngay sau khi sinh mà càng về sau, bệnh mới có những biểu hiện rõ ràng. Rất khó để xác định chính xác nguyên nhân gây ra tổn thương não trẻ. Và các xét nghiệm chỉ có thể được thực hiện khi trẻ đủ 8 tuần tuổi. Với trẻ bại não thì toàn bộ não không bị tổn thương mà chỉ một phần bị tổn thương và chủ yếu là phần não điều khiển vận động. Phần não tổn thương không có khả năng hồi phục lại nhưng cũng không tiến triển xấu đi. Tuy vậy, các cử động, tư thế và các vấn đề khác liên quan đến bại não có thể được cải thiện hay xấu đi sẽ tùy thuộc vào việc điều trị ,tập luyện của chúng ta.

    2)  Trẻ  Xơ hoá cơ ức đòn chũm:  là tình trạng cơ ức đòn chũm bị xơ hoá một phần do tư thế bào thai hoặc tai biến khi sinh dẫn đến hạn chế tầm vận động của cột sống cổ.Với các dấu hiệu sớm như khối u ở cơ ức đòn chũm phát hiện ngay sau sinh, cảm giác to nhanh trong tháng đầu, mật độ từ hơi chắc đến rất chắc;  Hạn chế tầm vận động cổ thường phát hiện muộn hơn, sau khi trẻ xuất hiện khối u này khoảng 2-3 tháng, đầu trẻ nghiêng sang bên có khối xơ, hạn chế nghiêng sang bên lành và xoay hai bên . Dấu hiệu muộn Sau 3 tháng tuổi, nếu không được điều trị hoặc điều trị không đúng kĩ thuật: Có khối u như trên nhưng mật độ chắc hơn nhiều. Vẹo cổ, đầu trẻ nghiêng sang bên có khối u, hạn chế vận động cột sống cổ (hạn chế nghiêng đầu sang bên lành và quay đầu sang hai bên). Vẹo cột sống cổ, các đốt sống cổ bị biến dạng. Lác mắt, Teo nửa mặt bên có khối xơ.

    3)  Trật khớp háng bẩm sinh : là tình trạng chỏm xương đùi của một hoặc cả hai bên khớp háng bị trật ra khỏi vị trí bình thường của khớp háng. Trật khớp háng có thể phát hiện ngay sau khi sinh hoặc một vài tuần sau sinh. Trẻ sơ sinh cần phải được kiểm tra căn bệnh này ngay sau khi sinh cho đến khi 8 tuần tuổi. Nếu không được phát hiện, việc đi lại sẽ là vấn đề của trẻ sau này. Nếu được chẩn đoán bị trật khớp háng bẩm sinh, trẻ sẽ phải đeo nẹp trong một thời gian và kết hợp tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng . Hầu hết các trường hợp sẽ được chữa khỏi mà không cần phẫu thuật. Tình trạng này xảy ra nhiều hơn đối với các bé gái và trẻ sinh ngược.

    thoát vị đĩa đệm

    4)  Trẻ chậm phát triển tinh thần: Chậm phát triển tinh thần (CPTTT) là một nhóm các rối loạn về sự phát triển tinh thần của trẻ (ảnh hưởng đến khả năng học các kỹ năng so với các trẻ khác cùng tuổi ) do các nguyên nhân xảy ra trước khi sinh, trong khi sinh và sau khi sinh. Với các biểu hiện chính như khả năng đáp ứng chậm chạp hoặc không đáp ứng với điều người khác  nói, khả năng diễn đạt không rõ ràng, khả năng tiếp thu chậm về ngôn ngữ lời nói và ngôn ngữ không lời, khả năng hiểu chậm về những điều họ nghe, sờ, nhìn, khả năng tập trung kém trong mọi hoạt động, khả năng nhớ hạn chế

    - Kém điều hợp vận động toàn thân  hoặc các vận động khác khó khăn (mút, nhai, ăn, sử dụng bàn tay). Chậm phát triển vận động thô (lẫy, ngồi, bò, đứng, đi). Vận động tinh (sử dụng bàn tay), Rối loạn hành vi: đập phá,đập đầu vào vật...

    5)  Bàn chân khoèo bẩm sinh:  là một dị tật xảy ra trong thời kỳ bào thai dẫn đến tình trạng rối loạn vị trí khớp giữa xương gót-sên-ghe và xương gót-hộp; xương ghe bị kéo vào trong về phía mắt cá trong; khớp gót-hộp bị trật vào trong; phần đầu, cổ xương sên kéo vào trong; phần sau của xương gót bị kéo ra ngoài; xương gót xoay trong. Phần mô mềm và các cơ chày sau, gập ngón dài, dây chằng gót-mác, sên-mác, bao sau khớp cổ chân bị ngắn và co rút.

     Điều trị: Nắn chỉnh chân ngay sau khi phát hiện (thể nhẹ), kết hợp với các bài tập đặc biệt giúp đôi chân về đúng vị trí. Nếu bị nặng, trẻ cần được bó bột, phẫu thuật, kết hợp với những kỹ thuật vật lý trị liệu – phục hồi chức năng chuyên biệt .

    thoát vị đĩa đệm

    6)  Chân vòng kiềng:  hay chân chữ O. Y học còn gọi "đầu gối ngược", chỉ các khớp đầu gối không duỗi thẳng được, hai bên đầu gối không thể khép sát, cẳng chân hướng vào trong.

    Chân vòng kiềng ảnh hưởng tới dáng đi, vóc dáng của bé, khiến bé dễ bị bạn bè cười nhạo và thiếu tự tin. Đồng thời, chân vòng kiềng nghiêm trọng còn dễ gây ra bệnh tật, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.lâu dài còn ảnh hưởng tới chức năng đi lại hay các vấn đề về khớp.

    Vật lý trị liệu – phục hồi chức năng nhi làm nhiệm vụ  điều trị phục hồi chức năng cho các đối tượng trong đó chủ yếu là trẻ khuyết tật vận động, chậm phát triển về vận động và trí tuệ và các tàn tật khác. Đồng thời làm nhiệm vụ hỗ trợ chăm sóc, tư vấn , hướng dẫn gia đình ,người thân của trẻ tham gia vào quá trình điều trị phục hồi .

     Phương pháp phục hồi chức năng các bệnh nhi khoa :


    1. Vật lý trị liệu:  Điện trị liệu, ánh sáng trị liệu, thuỷ trị liệu, siêu âm, sóng ngắn, xoa bóp, bấm huyệt ...

    2. Vận động trị liệu: sử dụng các phương pháp, kỹ thuật vận động, nắn chỉnh chuyên biệt với từng bệnh lý nhằm phục hồi tối đa có thể các chức năng vận động , sinh hoạt....
    3. Ngôn ngữ trị liệu: giúp trẻ gia tăng kỹ năng giao tiếp như kỹ năng tập trung, bắt trước, giao tiếp bằng tranh ảnh, cử chỉ...và phát triển ngôn ngữ như kỹ năng hiểu ngôn ngữ, kỹ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ...
    4. Hoạt động trị liệu: phục hồi chức năng bàn tay, phục hồi chức năng sinh hoạt hàng ngày, dụng cụ thích nghi ...
    5. Hướng dẫn sử dụng dụng cụ chỉnh hình: Nẹp dưới gối, nẹp trên gối, hẹp khớp háng, áo chỉnh cột sống.
    6. Tư vấn các lớp giáo dục đặc biệt trước học đường cho các trường hợp cần thiết , các chương trình phục hồi chức năng cộng đồng.

    0
    Zalo
    facebook