Phục hồi chức năng sau tổn thương tủy sống được xem như một phần thiết yếu trong điều trị bệnh nhân sau tổn thương tủy. Phục hồi chức năng tủy sống cần được nhìn nhận đúng với những lợi ích mà nó mang lại cho người bệnh bao gồm việc dự phòng các biến chứng như loét và co rút cơ, tập vận động tăng sức mạnh của các cơ, khôi phục các kỹ năng sinh hoạt cơ bản để có một cuộc sống độc lập, giải quyết các vấn đề tâm lý.
1. Nội dung phục hồi chức năng tủy sống
Phục hồi chức năng bệnh nhân chấn thương tủy sống cần sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ, người chăm sóc và bản thân bệnh nhân. Đây là một hành trình dài, bao gồm nhiều nội dung cần thực hiện đồng thời.
1.1. Tập vật lý trị liệu cho bệnh nhân tổn thương tủy sống
- Tập thở và ho
Người bị tổn thương tủy sống những đoạn tủy cao ở vùng cổ và ngực phải đối diện với tình trạng liệt một phần các cơ hô hấp. Vì thế, người bệnh bị mất khả năng ho gây ứ đọng đờm dãi, tăng khả năng mắc bệnh viêm phổi. Đặt hai tay trước ngực bệnh nhân, ấn mạnh xuống ngực khi bệnh nhân ho. Tránh làm dịch chuyển cột sống.
- Tập vận động
Trong thời gian đầu sau tổn thương tủy, người bệnh thường nằm bất động, co rút cơ có thể xuất hiện, thường gặp nhất ở vị trí các khớp, thường kèm theo cứng khớp. Vì vậy, những khớp vùng ở các chi bị liệt cần được cử động thường xuyên, khoảng 10 lần/ngày, ở cả hai tư thế ngồi và nằm.
- Tập tăng sức mạnh các cơ ở chi và thân mình
Người bệnh ở tư thế ngồi, hai tay chống thẳng trên 2 hộp gỗ hoặc đệm cứng có bề dày khoảng 15 cm. Khuyến khích họ nâng thân mình lên nhờ sức mạnh của hai cánh tay và giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây. Lặp lại động tác 10 lần.
Đặt người bệnh nằm ngửa, khuyến khích họ gập người, đưa bàn tay đến chạm gối, hai chân cố gắng duỗi thẳng. Lặp lại động tác 10 lần.
Các bài tập nâng cao sức cơ nên được xây dựng theo nhiều hình thức khác nhau để tạo thích thú cho người bệnh. Bệnh nhân có thể dùng tạ hoặc túi cát để kéo hoặc nâng lên từ từ. Mỗi động tác cần được lặp lại 10 lần.
- Tập đứng
Hỗ trợ người bệnh đứng dậy để cải thiện lưu thông máu, làm dễ đào thải các chất cặn bã như nước tiểu và phân.
1.2. Lấy lại khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày
Một cuộc sống độc lập là mục tiêu cần hướng tới sau khi một người không may bị tổn thương tủy sống. Những trường hợp bị tổn thương thấp hơn đoạn tủy cổ có thể học được cách chăm sóc bản thân thuận lợi hơn.
- Chăm sóc da
Nếu người bệnh có thể lăn trở được, khuyến khích họ thường xuyên thay đổi tư thế để tránh loét ép. Khi muốn lăn sang phải, hướng dẫn người bệnh bắt chéo chân trái lên chân phải, đưa hai tay sang bên trái, sau đó đưa mạnh hai tay sang bên phải và nâng đầu nghiêng bên phải để quay người sang phía phải.
Trong trường hợp người bệnh không thể tự lăn trở, người chăm sóc cần hỗ trợ thay đổi tư thế bằng cách lăn ra xa hoặc đến gần họ. Lưu ý khi đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng, vai dưới cần được đưa nhẹ ra phía trước để tránh loét giữa hai xương vai.
Sử dụng nệm nước hoặc các nệm lót ngồi để tránh biến chứng loét. Người chăm sóc cần giúp đỡ vệ sinh da sạch sẽ, chăm sóc và rửa vết loét hằng ngày nếu không may xuất hiện biến chứng.
- Chăm sóc đường tiểu
Hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, tự đặt ống thông tiểu và đeo túi nước tiểu. Thực hiện được điều này giúp phòng tránh biến chứng nhiễm trùng đường tiểu.
- Chăm sóc đường tiêu hoá
Phần lớn bệnh nhân tổn thương tủy sống mất đi khả năng tự rặn khi đại tiện. Hướng dẫn họ cách sử dụng tay để lấy phân ra ngoài mỗi ngày.
1.3. Hỗ trợ về mặt tâm lý
Đây là yếu tố không được bỏ qua khi điều trị người bị tổn thương tủy sống. Một chấn thương làm mất đi khả năng hoạt động một cách đột ngột là một chấn động tâm lý lớn, khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo âu cùng cực, thất vọng, buồn bã và dễ chán nản, cáu gắt. Phản xạ tâm lý này là hết sức dễ hiểu nhưng nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc điều trị. Gia đình người bệnh và cán bộ y tế cần hiểu và hỗ trợ bằng cách:
- Thể hiện sự thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ người bệnh.
- Thường xuyên động viên, mang đến các cơ hội để họ được chơi đùa, làm việc, giải tỏa căng thẳng.
- Khuyến khích người bệnh tự chăm sóc bản thân, hỗ trợ những lúc cần thiết. Không để người bệnh thực hiện một mình.
- Giải thích tình trạng khuyết tật một cách từ từ, không giấu diếm hay nói dối người bệnh rằng có thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Động viên người bệnh gặp gỡ nhiều người khác cũng bị tổn thương tủy sống để sinh hoạt, trò chuyện, giúp tinh thần vui vẻ, lạc quan hơn.
- Tập ngồi
Đối với các trường hợp không ngồi được, ban đầu cần trợ giúp. Giữ người bệnh ở tư thế ngồi, yêu cầu họ duỗi thẳng hay tay đưa về phía trước, lần lượt đẩy vai nhẹ nhàng ra trước, ra sau, sang bên phải và bên trái. Hai chân tách rời, đặt thẳng xuống nền nhà. Luyện tập động tác này giúp giữ được thăng bằng ở tư thế ngồi, về sau bệnh nhân có thể tự ngồi được.
- Tập đứng
Hỗ trợ người bệnh đứng dậy để cải thiện lưu thông máu, làm dễ đào thải các chất cặn bã như nước tiểu và phân.
1.2. Lấy lại khả năng thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày
Một cuộc sống độc lập là mục tiêu cần hướng tới sau khi một người không may bị tổn thương tủy sống. Những trường hợp bị tổn thương thấp hơn đoạn tủy cổ có thể học được cách chăm sóc bản thân thuận lợi hơn.
- Chăm sóc da
Nếu người bệnh có thể lăn trở được, khuyến khích họ thường xuyên thay đổi tư thế để tránh loét ép. Khi muốn lăn sang phải, hướng dẫn người bệnh bắt chéo chân trái lên chân phải, đưa hai tay sang bên trái, sau đó đưa mạnh hai tay sang bên phải và nâng đầu nghiêng bên phải để quay người sang phía phải.
Trong trường hợp người bệnh không thể tự lăn trở, người chăm sóc cần hỗ trợ thay đổi tư thế bằng cách lăn ra xa hoặc đến gần họ. Lưu ý khi đặt người bệnh ở tư thế nằm nghiêng, vai dưới cần được đưa nhẹ ra phía trước để tránh loét giữa hai xương vai.
Sử dụng nệm nước hoặc các nệm lót ngồi để tránh biến chứng loét. Người chăm sóc cần giúp đỡ vệ sinh da sạch sẽ, chăm sóc và rửa vết loét hằng ngày nếu không may xuất hiện biến chứng.
- Chăm sóc đường tiểu
Hướng dẫn người bệnh cách vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, tự đặt ống thông tiểu và đeo túi nước tiểu. Thực hiện được điều này giúp phòng tránh biến chứng nhiễm trùng đường tiểu.
- Chăm sóc đường tiêu hoá
Phần lớn bệnh nhân tổn thương tủy sống mất đi khả năng tự rặn khi đại tiện. Hướng dẫn họ cách sử dụng tay để lấy phân ra ngoài mỗi ngày.
1.3. Hỗ trợ về mặt tâm lý
Đây là yếu tố không được bỏ qua khi điều trị người bị tổn thương tủy sống. Một chấn thương làm mất đi khả năng hoạt động một cách đột ngột là một chấn động tâm lý lớn, khiến người bệnh dễ rơi vào trạng thái lo âu cùng cực, thất vọng, buồn bã và dễ chán nản, cáu gắt. Phản xạ tâm lý này là hết sức dễ hiểu nhưng nếu không được giải quyết sẽ ảnh hưởng không tốt đến việc điều trị. Gia đình người bệnh và cán bộ y tế cần hiểu và hỗ trợ bằng cách:
- Thể hiện sự thông cảm và sẵn sàng giúp đỡ người bệnh.
- Thường xuyên động viên, mang đến các cơ hội để họ được chơi đùa, làm việc, giải tỏa căng thẳng.
- Khuyến khích người bệnh tự chăm sóc bản thân, hỗ trợ những lúc cần thiết. Không để người bệnh thực hiện một mình.
- Giải thích tình trạng khuyết tật một cách từ từ, không giấu diếm hay nói dối người bệnh rằng có thể chữa khỏi hoàn toàn.
- Động viên người bệnh gặp gỡ nhiều người khác cũng bị tổn thương tủy sống để sinh hoạt, trò chuyện, giúp tinh thần vui vẻ, lạc quan hơn.
1.4. Thay đổi môi trường sống
Môi trường sống xung quanh nên được điều chỉnh và thay đổi để phù hợp cho việc sinh hoạt và di chuyển của người bệnh. Một số gợi ý như sau:
- Mở rộng các cửa ra vào, cửa nhà tắm để xe lăn có thể ra vào.
- Không nên có bậc cấp hoặc vật cản ở những lối di chuyển của người bệnh.
- Tay vịn nên được thiết kế xung quanh khu vực vệ sinh.
- Khu bếp nên có chiều cao thích hợp, đầy đủ tiện nghi để người bệnh vẫn có thể thực hiện các công việc nội trợ khi đang ngồi trên xe lăn.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ :
Địa chỉ: Số 5, Đường Liên Ấp 2-6, Xã Vĩnh Lộc A, Bình Chánh , Tphcm
Email: Huuhung57801@gmail.com
Hotline: 0975.858.701 (Mr.Hưng)
Website: Vatlytrilieunhanhung.com - Yhoccotruyennhanhung.com